9 cách để làm những bức ảnh của bạn chuyên nghiệp hơn
Không có đường tắt để có thể trở thành chuyên nghiệp cả, bạn sẽ phải mất nhiều năm luyện tập. Tuy nhiên là một người mới chụp ảnh bạn sẽ thấy là có một số điểm có thể cải thiện nhanh khả năng nhiếp ảnh của bạn mà không cần cố gắng nhiều. Sau khi đã áp dụng những mẹo này và trở nên giỏi hơn, bạn sẽ nhận ra để tiếp tục tiến bộ sẽ cực kỳ khó khăn và thậm chí không thể nữa.
1. Ánh sáng là quan trọng nhất
Đây là mẹo số 1, và là thứ quan trọng nhất để khiến cho bức ảnh của bạn trở nên chuyên nghiệp. Có 2 điều khiến cho ánh sáng trở nên thú vi: thứ nhất là nó khác so với những gì ta thường thấy. Thứ hai, nó làm nổi bật thủ thể và thể hiện ý tưởng tốt.
Có nhiều cách để khiến 1 bức ảnh chân dung có ánh sáng thú vị hơn. Bạn có thể đơn giản đặt người chụp vào bóng tối để có thể chiếu ánh sáng tới mặt họ, hoặc để họ quay lưng lại mặt trời để những vùng shadow gắt không đi qua mặt.
Với nhiếp ảnh phong cảnh, thời gian trong ngày là yếu tố quyết định, thường ở 2 thời điểm sáng sớm mặt trời mọc và chiều tối mặt trời lặn.
Nhiều cha mẹ chụp ảnh con mình thi bơi giống như bức ảnh ở dưới. Những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp loại bỏ những phần thừa ở hậu cảnh để thu hút sự chú ý của người xem vào hành động.
2. Không có chi tiết rối
Chi tiết rối trong nhiếp ảnh là thứ bị để lại trong bức ảnh mà không thuộc về bức ảnh. Nó làm cho bức ảnh trở nên bừa bộn với xao lãng khiến người xem không thể tập trung vào chủ thể. Tôi thường thấy quang sai ở góc ảnh. Người chụp có thể dễ dàng chú ý vào chủ thể mà quên đi những phần vụn vặt ở hậu cảnh.
3. Chọn chủ thể chính xác bằng cách zoom chặt
Nếu bạn đang gặp khó khăn khi bố cục, vấn đề đa phần kaf bạ đã chọn quá nhiều chủ thể một lúc. Quyết định thứ bạn chọn làm chủ thể sẽ làm trung tâm sự chú ý, bạn sẽ có được nhiều bức ảnh hấp dẫn hơn. Tôi rất hiếm khi nhìn thấy bức ảnh nào được chụp quá chặt. Zoom vào 1 phần của cảnh là câu trả lời tốt nhất cho những người mói chụp. Zoom chặt vào, và bạn sẽ có được đúng chủ thể.
Bên trái là bức ảnh ra trực tiếp từ máy ảnh. Bên phải là ảnh sau khi đã sử dụng 1 preset có sẵn trong Lightroom. Đây cũng có thể là 1 giải pháp.
Tạo style kỹ thuật số được thực hiện trong Photoshop và Lightroom, chúng cho phép người chụp có thể sáng tạo thay đổi màu sắc, tương phản và ánh sáng của bức ảnh.
Tôi không phải fan của Instagram, nhưng tôi cũng như rất nhiều người đều đã thấy 1 bức ảnh trông thời thượng hơn rất nhiều khi có 1 lớp filter được dùng cho nó.
4. Chủ thể hấp dẫn
Chụp chủ thể hấp dẫn thường là cách đơn giản nhất trong nhiếp ảnh. Thậm chí cả những người không phải nhiếp an hr gia cũng biết một số thứ ở trong ảnh sẽ hấp dẫn hơn những thứ khác. Lời khuyên của tôi không phải là bảo bạn tìm những thứ thú vị mà chụp, mà là bạn nên chú ý không để bị cuốn theo chủ thể. Nếu bạn quá phấn khích với chủ thể, bạn se rất dễ xao lãng những thứ khác. Sau khi đã chụp được 1 chủ thể thú vị, hãy để ý tới moi thứ xung quanh xem bạn có thể làm thêm được gì không.
5. Sắc nét
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới độ sắc nét của 1 bức ảnh tới mức sẽ rất khó để biết được thứ gì làm giảm độ sắc nét của ảnh. Nhưng lỗi thường nằm ở việc người chụp không lấy nét đúng. Khi chụp người thì hãy lấy nét vào mắt của người đó khi chụp.
Đôi khi tôi tìm ra 1 chủ thể thú vị, nhưng không phải 1 địa điểm thú vị để chụp. Nếu bạn nhìn vào những bức ảnh chuyên nghiệp, bạn sẽ thấy chúng được chụp từ những góc không ngờ tới. Ví dụ như khi chụp ảnh thành phố, chúng ta thường muốn lên thật cao để chụp xuống toàn cảnh thành phố.
Bố cục chắc chắn là phần khó nhất để có thể học hỏi trong thời gian ngắn, nhưng nó sẽ tạo ra sự khác biệt hoàn toàn. Nếu bạn có một buổi chụp hình quan trọng sắp đến, tôi khuyên bạn nên bắt đầu học về bố cục, trước hết là nguyên tắc 1/3. Quy tắc 1/3 là quy tắc cơ bản nhất của bố cục, sẽ nói với nhiếp ảnh gia cơ bản nhất cách để chia ô những bức ảnh bằng những đường ngang dọc và đặt phần thú vị nhất của bức ảnh ở phần giao giữa các đường đó.
6. Tâm trạng
Tâm trạng là 1 khía cạnh thường bị bỏ sót trong nhiếp ảnh, nhưng tôi nhận ra đó là 1 cách tuyệt vời để làm cho bức ảnh có ảnh hưởng hơn. Khi chụp hình, hãy tự hỏi bản thân “Bức hình này se truyền tải tâm trạng gì?”
Bằng cách tự hỏi câu hỏi đó, bạn có thể tránh chụp ảnh một người với biểu hiện vô hồn. Bạn sẽ nhận ra rằng biểu cảm của người đó không truyền tải một tâm trạng nào và bạn sẽ phải thay đổi điều đó. Điều này cũng đúng với phong cảnh. Nhìn chú chim ở ảnh dưới là 1 ví dụ, đứng trước mặt trời lặn bạn sẽ thấy phơi sáng quá sáng sẽ không thể đem đến tâm trạng ảm đạm.
DOF là dấu hiệu phân biệt của nhiếp ảnh chuyên nghiệp, đặc biệt là những bức ảnh chuyên nghiệp chụp người. DOF mỏng nghĩa là chủ thể bức ảnh sẽ rất rõ và hậu cảnh bị mờ đi. Kỹ thuật này có thể ngay lập tức biến những bức ảnh của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.
7. Chụp ảnh với DOF mỏng:
- Chọn ống kính ở tiêu cự dài nhất
- Để máy ở chế độ ưu tiên khẩu độ
- Để số chỉ khẩu độ ở nhỏ nhất có thể
- Đưa máy lại càng gần chủ thể càng tốt mà vẫn trong khoảng nét
- Để chủ thể xa ra khỏi hậu cảnh
- Lấy nét chủ thể
- Chụp ảnh
8. Phơi sáng hợp lý
Phơi sáng (Exposure) là độ sáng và tối của 1 bức ảnh, là thứ mà những người mới chụp phải học đầu tiên. Có 3 yếu tố để kiểm soát phơi sáng của 1 bức ảnh: khẩu độ, ISO và tốc độ chụp.
Những máy ảnh kỹ thuật số rất giỏi tự động cân bằng phơi sáng trong bức ảnh, nhưng thực chất phơi sáng trung hòa như vậy không phải lúc nào cũng tốt. Ví dụ khi bạn chụp người vào 1 ngày nắng gắt, máy ảnh sẽ để mặt người quá tối và bầu trời quá sáng. Những là 1 người chụp ảnh, bạn biết mặt người quan trọng hơn hậu cảnh, và sẽ chỉnh phơi sáng để làm sáng mặt người. Hãy phơi sáng đúng.
9. Nhìn bức ảnh lớn
Sau khi áp dụng tất cả những mẹo trên, cách mà bạn trình bày bức ảnh sẽ tạo ra sự khác biệt trong cách mọi người nhìn chúng. Đừng đặt nhiều công sức vào 1 bức ảnh đẹp và in ra chỉ ở 8×10. Hãy cho họ thấy 1 bức ảnh lớn hơn để tạ ảnh hưởng lớn hơn!
Kết luận
Nếu bạn chỉ có thể làm 1 số thứ cho việc chụp ảnh của mình, hãy làm những điều sau: chụp ánh sáng thú vị, sử dụng bố cục sáng tạo, và nhớ tạo style kỹ thuạt số cho bức ảnh khi hậu kỳ.
BÌNH LUẬN
02 May 2015 @ 9:41 am by Nghĩa
17 May 2013 @ 5:42 am by tamtam
17 May 2013 @ 5:42 am by Gia Nguyễn